Viết công thức toán trong rmarkdown

Tác giả: Hoàng Đức Anh | 2018-07-18

Khi làm việc với rmarkdownRStudio, ta có thể viết các công thức, ký hiệu toán học một cách rất dễ dàng. Để viết các công thức toán, có hai cách:

  • Cách 1: Công thức toán nằm trong dấu $ công thức toán $. Khi đó, công thức sẽ hiển thị nằm trên cùng một dòng.

Ví dụ: $ y = x^2 $ sẽ hiển thị kết quả là \(y = x^2\)

  • Cách 2: Công thức toán nằm trong dấu $$ công thức toán $$ (hai dấu $). Khi đó, công thức sẽ hiển thị sẽ nằm ở một dòng độc lập.

Ví dụ: $$ y = x^2 $$ sẽ hiển thị kết quả là

\(y = x^2\) (xuống dòng)

Trong bài viết này, ranalytics sẽ hướng dẫn các bạn, đặc biệt là các bạn chưa dùng Latax, viết một số ký hiệu toán học thường dùng.


Ký hiệu tiếng Latin

Ký hiệu Cách viết
\(\alpha\) \alpha
\(\beta\) \beta
\(\gamma\) \gamma
\(\Gamma\) \Gamma
\(\pi\) \pi
\(\Pi\) \Pi
\(\phi\) \phi
\(\Phi\) \Phi
\(\varphi\) \varphi
\(\theta\) \theta

Ký hiệu toán học

Các ký hiệu toán học viết trong rmarkdown có hai nguyên tắc chính như sau:

  • Các chỉ số chạy/tham số ở dưới sẽ nằm sau dấu _ (ví dụ \(x_2\), \(y_j\)), các chỉ số ở vị trí ở phía trên sẽ nằm sau dấu ^ (ví dụ \(x^2\), \(y^n\))
  • Các nhóm tham số cùng thuộc một vị trí sẽ nằm trong dấu {}. Ví dụ y_{n+1} sẽ cho kết quả là \(y_{n+1}\).

Các ký hiệu toán học hay dùng nhất xem trong bảng dưới đây.

Ký hiệu Cách viết
\(\to\) \to
\(\infty\) \infty
\(k_{n+1}\) k_{n+1}
\(n^2\) n^2
\(k_n^2\) k_n^2
\(\frac{n!}{k!(n-k)!}\) \frac{n!}{k!(n-k)!}
\(\binom{n}{k}\) \binom{n}{k}
\(\frac{\frac{x}{1}}{x - y}\) \frac{\frac{x}{1}}{x - y}
\(^3/_7\) ^3/_7
\(\sqrt{k}\) \sqrt{k}
\(\sqrt[n]{k}\) \sqrt[n]{k}
\(\sum_{i=1}^{10} t_i\) \sum_{i=1}^{10} t_i
\(\int_0^\infty \mathrm{e}^{-x}\,\mathrm{d}x\) \int_0^\infty \mathrm{e}^{-x}\,\mathrm{d}x
\(\sum\) \sum
\(\prod\) \prod

Đối với các ký hiệu toán học khác, các bạn có thể tham khảo ở https://www.latex4technics.com/. Sau khi xây dựng xong công thức, các bạn chỉ việc copy vào rmarkdown


Chúc các bạn học và làm việc hiệu quả với Ranalytics.vn!

comments powered by Disqus